Phân bố địa lý Tiếng_Mông_Cổ

Tiếng Mông Cổ là ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ, nơi nó là ngôn ngữ nói của 3,6 triệu người (thống kê 2014),[6] và là ngôn ngữ khu vực tại Khu tự trị Nội Mông Cổ, nơi có ít nhất là 4,1 triệu người Mông Cổ.[7] Khoảng một nửa trong số 5,8 người Mông Cổ trên khắp Trung Quốc nói ngôn ngữ này (ước tính 2005)[6] Tuy nhiên, không biết chính xác số người nói tiếng Mông Cổ tại Trung Quốc. Tiếng Mông Cổ tại Trung Quốc đã trải qua nhiều đợt suy sụp và phục hồi, nhất là tại Nội Mông. Đợt suy sụp đầu tiên là vào cuối thời nhà Thanh, đến một cuộc phục hồi (1947 tới 1965), rồi đợt suy sụp lần hai (1966 tới 1976), đến một cuộc phục hồi thứ hai (1977 tới 1992), rồi cuối cùng là một đợt suy sụp lần ba (1995 tới 2012).[8] Tình trạng đa ngữ tại Nội Mông không làm cản trở người Mông Cổ tại đây bảo tồn ngôn ngữ của họ.[9][10] Dù một số không rõ người Mông Cổ không còn biết nói tiếng Mông Cổ nữa, họ vẫn được chính phủ Trung Quốc xem là người Mông Cổ và vẫn tự coi mình là người Mông Cổ.[6][11] Những đứa trẻ người lai Hán-Mông Cổ cũng được ghi nhận là người Mông Cổ.[12]